Bãi cỏ xanh mướt này có thể làm ai đó phút chốc tạm quên cái không khí ồn ào phố xá
Khu nhà vườn thật yên tĩnh nằm trên đường Phan Huy Ích, Q. Tân Bình, TP. HCM, kết hợp với xưởng sản xuất điện tử công nghệ cao.
Sau cổng tam quan, khu vườn mở ra một không gian
|
Mới bước qua chiếc cổng tam quan, ta ngỡ ngàng khi nhìn thấy trước mắt mình mở ra cả một không gian sân vườn với thấp thoáng các nếp nhà dân gian bằng gỗ, lợp ngói hoặc tranh thô sơ, rất khác với khối kiến trúc nhà xưởng bê tông lắp kính hiện đại phía bên kia.
Gian nhà này vừa làm nơi nghỉ ngơi, vừa là chỗ sinh hoạt, triển lãm
|
Trong vườn mà tưởng như ở một… quán nước mía ven đường
|
Một cảm giác thanh thản tràn về như vừa được trút bỏ bao nhiêu thứ ồn ào phố thị náo nhiệt. Khu vườn có diện tích hơn 5.000m2. Ở đó bạn có thể bắt gặp một ngôi nhà rường Huế, nhà miền Bắc, hay nhà quê miền Nam nằm xen lẫn những khóm cây, bụi chuối.
Gạch trần, mái ngói, cửa gỗ hòa cùng cây cỏ thiên nhiên
|
Không gian như gợi nhớ giàn hoa lý, giàn mướp quê nhà
|
Đi dọc theo con đường đất, dưới giàn giây leo hoa lá mát rượi, không gian như gợi nhớ giàn hoa lý, giàn mướp quê nhà cũ. Đâu đó trong khu vườn ta chợt nhận ra hàng lu, một chiếc xe bò, một chiếc võng con... cho một cảm giác làng quê êm đềm lắm.
Nhà rường Huế được tái sinh trong một không gian khác
|
Chủ nhân khu nhà vườn Minh Trân là ông Nguyễn Trí Dũng, người tiên phong trong ngành công nghệ cao Việt Nam. Ông bố trí khu vực sản xuất tách rời khu nhà vườn nhưng không biệt lập. Khu nhà vườn vừa là nơi tạm nghỉ cho bạn bè, khách khứa, vừa có thể bố trí thành nơi hội họp, thảo luận, giảng dạy, triển lãm và mà không bị đóng khung trong bốn bức tường.
Nước từ ống tre nhỏ giọt vào dãy chum gốm
|
Thay lời kết, xin ghi lại cảm tưởng của Ông Bà Giáo sư Serge Domicelj, cố vấn đặc biệt của UNESCO về Di Sản Văn Hoá nhân loại, trong dịp tham quan khu nhà vườn Minh Trân: “Không gian này thể hiện tinh thần cộng đồng kỳ diệu, gắn kết văn hóa và thiên nhiên, gắn kết không gian làm việc - tư duy - thư giãn. Chúng tôi ủng hộ ý tưởng và phương thức tổ chức sinh hoạt này, ngoài ra xin đề nghị các chuyên gia Việt Nam cũng như thế giới nên tìm hiểu thêm và đánh giá chính xác hơn một thiết kế không gian mang tính nhân văn rất cao, gắn kết được công việc và văn hóa. Đây là một mô hình có giá trị thiết kế nghiên cứu học tập”.
Bài: Nguyễn Hữu Thái
Anh: Trọng Nhân